Việc bào chế vắc xin ngừa Covid-19 có thể CHẬM TIẾN TRIỂN chỉ vì cơ quan nghiên cứu của các nước thiếu tiền, trong khi hãng dược lớn không mặn mòi. ?
LÀM ĐƯỢC NHƯNG THIẾU TIỀN… ?
CẦN 123 TRIỆU USD (2.905 tỉ đồng) đến tháng 6 để phát triển 1 vắc xin được chứng nhận và phối hợp sản xuất hàng loạt (Theo giáo sư Gilbert – người dẫn đầu trong việc nghiên cứu Vắc xin hiện tại).
Nhóm chuyên gia này khởi đầu việc nghiên cứu chỉ với 500.000 USD từ nguồn tiền được cung cấp bởi Hội đồng Nghiên cứu Cơ khí và Khoa học vật lý do chính phủ Anh tài trợ.
Trong suốt nhiều tuần qua, bà mất nhiều giờ để làm các đơn xin tài trợ, tìm kiếm các nhà tài trợ và xin phép dùng tiền vào mục đích nghiên cứu vắc xin ?, thay vì tranh thủ thời gian nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
RỦI RO ⚠️ ÍT LỢI NHUẬN…
Trong khi rất cần nguồn đầu tư nghiên cứu, thì các hãng dược lớn lại không “mặn mòi” lắm trong chuyện này vì ? họ tập trung vào các mảng lợi nhuận cao khi điều trị các bệnh mãn tính như tiểu đường và cholesterol cao.
Từ góc độ kinh doanh, việc phát triển vắc xin là vô cùng tốn kém và rủi ro ?.
1/ CÔNG ĐOẠN PHỨC TẠP
Sau khi được tạo ra trong phòng thí nghiệm, vắc xin phải qua 3 công đoạn thử nghiệm lâm sàng, bao gồm giai đoạn thứ 3 là thử nghiệm tính hiệu quả trên một cộng đồng cụ thể.
2/ THIẾU THỐN CÔNG NGHỆ VÀ GIÁ THÀNH KHỦNG
“Công nghệ chế hầu hết các vắc xin đều không phát triển như các công nghệ khác vốn đem lại giá thành và doanh thu cao” – Ông Michael Kinch, hiệu phó Đại học Washington ở St. Louis (Mỹ)
3/ TRONG KHI ĐÓ! ĐÃ KINH DOANH THÌ LUÔN HƯỚNG TỚI LỢI NHUẬN ?
Giáo sư Ian Frazer tại Đại học Queensland (Úc) từng tham gia phát minh vắc xin ngừa HPV cũng cho rằng các hãng này chỉ tham gia sản xuất và tiếp thị một sản phẩm nhiều khả năng thành công.
“Các hãng dược lớn thường không còn bộ phận nghiên cứu nữa, họ bỏ khâu đó khi thấy rằng nghiên cứu của họ đắt hơn gấp 3 lần so với nguồn từ các viện nghiên cứu”, ông cho biết
VẪN CÒN HY VỌNG ?
Hiện đã có “Tổ chức thiên thần” đứng ra đó là CEPI (Liên minh Các sáng kiến đối phó dịch bệnh) ?
Được thành lập bởi chính phủ Na Uy, Quỹ Bill & Melinda Gates, tổ chức Wellcome Trust, Diễn đàn Kinh tế thế giới và Cục Công nghệ sinh học.
Tổ chức này đến nay đã cam kết tài trợ 8 dự án liên quan đến vắc xin ✊, trong đó có các đối tác gồm Đại học Queensland, Đại học Hồng Kông và công ty Inovio Pharmaceuticals (Mỹ).
Nguồn: baothanhnien